A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Theo tôi đa phần thơ không dịch được và người dịch không thể là đồng tác giả.

 

Theo tôi đa phần thơ không dịch được và  người dịch không thể là đồng tác giả.

Về bản chất, dịch là quá trình chuyển tải một thông điệp sang một ngôn ngữ khác. Thông điệp ấy được mã hóa bằng hình ảnh, ngôn từ, khung cảnh và những yếu tố bổ trợ khác. Trong trường hợp của thơ : thông điệp ây không chỉ là thông tin mà còn là tình cảm, cảm xúc.  Người dịch tìm cách hiểu thông điệp ấy, lọc qua bộ lọc văn hóa của mình rồi vận dụng hiểu biết ngôn ngữ đích của mình để hoàn nguyên thông điệp ấy. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, không thể có tương đương, hoặc giả thử có hình ảnh, câu chữ nào đó gợi nên một điều tương tự trong tiếng đích, chưa chắc đặc điểm văn hóa của ngôn ngữ đích cho phép gợi nên một cảm giác tương tự. Điều này đúng với truyện Kiều, với thơ Hồ Xuân Hương và rất rất nhiều tác giả khác. Bài thơ của Hồ Xuân Hương khi bị bóc tách lớp vỏ văn hóa và ngôn ngữ (đặc biệt là tính chất tượng âm, tượng hình rất cao) sẽ chỉ còn là bản sao thô thiển và thậm chí không thể gợi nên một mỹ cảm nào đó nơi người đọc. Vì thế trong rất nhiều trường hợp, chỉ có phần tứ hoặc hình ảnh trong bài thơ được chuyển sang ngôn ngữ đích. Chính vì vậy, đa phần thơ không dịch được.

          Về vị trí của người dịch so với tác giả.

Người tạo ra tác phẩm nghệ thuật có vị trí độc tôn. Người dịch chỉ là người chuyển tải tác phẩm ấy sang một thứ tiếng khác. Người dịch thậm chí không được gọi là đồng tác giả. Trong âm nhạc, các nhạc trưởng đều gọi mình là interprète – người phiên dịch. Họ đọc các sáng tác của các nhà soạn nhạc, đưa ra cảm nhận riêng của mình rồi biến cảm thụ ấy thành âm nhạc cụ thể qua sự trình diễn của dàn nhạc. Không bao giờ người nhạc trưởng ấy có thể tự coi mình đứng ngang với nhà soạn nhạc được. Công việc dịch thơ cũng vậy. Người dịch cũng dùng cảm nhận của mình rồi đưa sáng tác đến với công chúng qua ‘’dàn nhạc’’ ngôn từ của mình. Tuy nhiên, một sáng tác của Bach, Beethoven, Mozart khi được chơi bằng chính các nhạc cụ truyền thống của châu Âu thì từ nhạc trưởng này sang nhạc trưởng khác, từ thế kỷ này, sang thế kỷ khác đã khác nhau. Không thể trách, một bản giao hưởng chơi bằng nhạc cụ Việt có những nét không giống với bản gốc.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan